Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn 1 số lệnh cơ bản để cài 1 số phần mềm trên Linux:
1. Cách cài đặt bộ gõ tiếng Việt:
IBus – Unikey:
- dùng lệnh: sudo apt-get install ibus-unikey
- kích hoạt bộ gõ: im-switch -s ibus
- hoặc: Vào trình đơn System → Administration → Language Support , Ở phần Keyboard input method system (Hệ thống phương thức nhập) chọn ibus.
Ibus-Bogo
- wget -O - http://bogoengine.github.com/debian/stable/installer.sh | sudo sh
- Tham khảo: http://ibus-bogo.readthedocs.org/en...ai-dat-cho-cac-ban-phan-phoi-linux-thong-dung
https://github.com/BoGoEngine/ibus-bogo-python/blob/master/doc/sphinx/install.rst
2. Cài đặt graphic driver: sudo apt-get install mesa-utils:
- Hoặc (sửa lỗi chụp màn hình bị đen):
- sudo add-apt-repository ppa:xorg-edgers/ppa
- sudo apt-get update && sudo apt-get upgrade
- Vào System setting và Install update
3. Sửa lỗi không hiển thị hộp thoại khi ấn printscreen trên LinuxMint:
- Vào SystemSeting → Keyboard → Keyboard shortcuts → Custom shortcuts → Thêm Keyboard shortcuts với thông số sau:
- Name: Screenshot
- Command: gnome-screenshot –interactive
- Lưu lại và chụp thử
4. Cài Flash cho trình duyệt:
- sudo apt-get install flashplugin-installer
5. Cài đặt ubuntu-tweak:
- sudo add-apt-repository ppa:tualatrix/ppa
- sudo apt-get update && sudo apt-get install ubuntu-tweak
6. Mở thư mục có thể copy và xóa như windows: gksudo nautilus
7. Sửa lỗi không giảm độ sáng màn hình được:
- Run this command: gksu gedit /etc/default/grub
- Change the line GRUB_CMDLINE_LINUX="" into GRUB_CMDLINE_LINUX="acpi_osi=Linux".
- Save the file and quit the text editor.
- Then run: sudo update-grub
- Restart.
8. Sửa lỗi touchpad không hoạt động:
- gsettings set org.gnome.settings-daemon.peripherals.touchpad touchpad-enabled 'true'
- hoặc:
+ sudo gedit /etc/init.d/touchpad
+ paste code:
- #!/bin/bash
- gsettings set org.gnome.settings-daemon.peripherals.touchpad touchpad-enabled 'true'
+ Lưu lại
+ sudo chmod +x /etc/init.d/touchpad
+ sudo update-rc.d touchpad defaults
9. Cài đặt FileZilla:
- sudo add-apt-repository ppa:n-muench/programs-ppa
- sudo apt-get update && sudo apt-get install filezilla
10. Quay phim màn hình:
- sudo apt-get install ffmpeg
- ffmpeg -f x11grab -s wxga -r 25 -i :0.0 -sameq output.mpg
- Hoặc vào Ubuntu Software Center tìm cài đặt Kazam
11. Thêm biểu tượng trên desktop:
- sudo apt-get install --no-install-recommends gnome-panel
- gnome-desktop-item-edit --create-new ~/Desktop
- Chọn từ /usr/bin...
12. Cài đặt Java:
- sudo add-apt-repository ppa:webupd8team/java
- sudo apt-get update && sudo apt-get install oracle-java7-installer
13. Dùng smile của yahoo trong Pidgin:
- Tải gói smile về máy
- Giải nén file attach và chép vào thư mục “/usr/share/pixmaps/pidgin/emotes/” rồi mở Pidgin lên
- Vào Tools> Preference > Smiley Themes > Chọn theme có tên là tên thư mục vừa tạo.
14. Cài đặt VirtualBox:
sudo sh -c 'echo "deb http://download.virtualbox.org/virtualbox/debian saucy contrib" >> /etc/apt/sources.list'
wget -q http://download.virtualbox.org/virtualbox/debian/oracle_vbox.asc -O- | sudo apt-key add -
sudo apt-get update %% sudo apt-get install virtualbox-4.3
* Dùng USB trong virtualbox
sudo adduser username vboxusers
15. VirtualBox lỗi Kernel driver not installed (rc=-1908):
sudo apt-get update && sudo apt-get install dkms
sudo /etc/init.d/vboxdrv setup
16. Cài đặt phần mềm chỉnh sửa thời gian khởi động Ubuntu:
sudo add-apt-repository ppa:danielrichter2007/grub-customizer
sudo apt-get update && sudo apt-get install grub-customizer
17. Clean system:
sudo apt-get autoclean
sudo apt-get clean
sudo apt-get autoremove
sudo apt-get install gtkorphan
18. Chạy Applet trên firefox:
- Gỡ bỏ java plugin trên firefox
- thoát trình duyệt
- chạy lệnh: ln -s /usr/lib/java/jdk1.7.0_15/jre/lib/i386/libnpjp2.so
19. Nâng cấp LibreOffice:
- Thêm vào SoftwareSource: deb http://ppa.launchpad.net/libreoffice/libreoffice-4-1/ubuntu raring main
- sudo add-apt-repository ppa:libreoffice/libreoffice-4-0
- Trên bản LTS: sudo add-apt-repository ppa:libreoffice/ppa
sudo apt-get update && sudo apt-get -y dist-upgrade
- Xem thêm:
https://launchpad.net/~libreoffice/+archive/ppa
http://askubuntu.com/questions/252612/how-do-i-install-libreoffice-4
- sudo apt-get update && sudo apt-get dist-upgrade
20. Cài đặt FF Multiple File Converter:
sudo add-apt-repository ppa:ffmulticonverter/stable
sudo apt-get update && sudo apt-get install ffmulticonverter
21. Cài đặt Gimp:
sudo add-apt-repository ppatto-kesselgulasch/gimp
sudo apt-get update && sudo apt-get install gimp
22. Download Manager:
http://flareget.com/download/
hoặc cài đặt phần mềm XDMAN giống như IDM
23. Upgrade Firefox:
sudo add-apt-repository ppa:ubuntu-mozilla-security/ppa
sudo apt-get update && sudo apt-get dist-upgrade
24. Cài đặt phần mềm DVD/CD ảo:
sudo add-apt-repository ppa:cdemu/ppa
sudo apt-get update && sudo apt-get install gcdemu cdemu-client
25. Phần mềm cắt, ghép file PDF: PDFSAM
sudo apt-get install pdfsam
26. Phần mềm tải và chuyển đổi định dạng YouTube
sudo add-apt-repository ppa:clipgrab-team/ppa
sudo apt-get update && sudo apt-get install clipgrab
27. Thêm menu vào chuột phải:
sudo add-apt-repository ppa:nae-team/ppa
sudo apt-get update
sudo apt-get install nautilus-refresh (Thêm menu refresh)
sudo apt-get install nautilus-open-terminal (Thêm menu Open in Terminal)
nautilus -q
28. Cài font microsoft
vào Ubuntu Software Center gõ ttf-mscorefonts và install
29. Hiện menu boot sau khi cài Windows sau Ubuntu
- Chạy LiveCD Ubuntu
- gõ lệnh để xem tên ổ đĩa: sudo fdisk -l (phân vùng linux có tên là /dev/sda1)
- sudo mount /dev/sda1 /mnt
- sudo mount /dev/sda1 /mnt/boot
- sudo grub-install --boot-directory=/mnt/boot /dev/sda
- Khởi động lại từ ổ cứng, lúc này sẽ boot từ ubuntu
- Vào Ubuntu gõ tiếp lệnh: sudo update-grub để update boot menu.
- Khởi động lại từ ổ đĩa và chọn OS
30. Tạo USB ghost với CloneZilla:
Tải về tại: http://clonezilla.org/downloads.php
Format USB về FAT32 (dung lượng yêu cầu: 200MB)
Gõ lệnh sudo mkdir -p /media/usb; sudo mount /dev/sdb1 /media/usb/
Giải nén và copy toàn bộ gói đã tải về vào thư mục /media/usb (hoặc dùng lệnh: unzip clonezilla.zip -d /media/usb/).
Chạy tiếp lệnh: cd /media/usb/utils/linux
Và cuối cùng: sudo bash makeboot.sh /dev/sdb1
31. Tối ưu pin laptop:
sudo add-apt-repository ppa:linrunner/tlp
sudo apt-get update && sudo apt-get install tlp tlp-rdw
sudo tlp start
32. Phần mềm chụp ảnh màn hình chuyên nghiệp: Shutter
sudo add-apt-repository ppa:shutter/ppa
sudo apt-get update && sudo apt-get install shutter
33. Link phần mềm tiện ích cho Linux: http://www.makeuseof.com/pages/best-linux-software
36. Cài đặt Lampp trên Linux: (máy chủ php)
+ Cài đặt Apache
sudo apt-get install apache2
Vào http://localhost để kiểm tra kết quả, nếu không được thì chạy lệnh sudo service apache2 restart
+ Cài đặt PHP:
sudo apt-get install php5 libapache2-mod-php5
Khởi động lại apache: sudo service apache2 restart
Để kiểm tra PHP bạn tạo một file info.php trong thư mục /var/www (đây là webroot mặc định của Apache): <?php phpinfo();?>
+ Cài đặt MySQL:
sudo apt-get install mysql-server mysql-client
Trong quá trình cài đặt hỏi mật khẩu thì phải nhập mật khẩu vào.
+ Cài đặt PHPMyAdmin:
sudo add-apt-repository ppa:nijel/phpmyadmin
sudo apt-get update && sudo apt-get install phpmyadmin
Trong quá trình cài đặt, phần mềm hỏi chọn webserver thì chọn Apache2.
Hỏi muốn cấu hình PHPMyAdmin thì chọn Yes, nhập mật khẩu MySQL vào.
Khởi động lại Apache.
+ Kích hoạt module rewrite module:
sudo a2enmod rewrite
Khởi động lại Apache.
+ Cài đặt cURL:
sudo apt-get install php5-curl
Khởi động lại Apache.
+ Nếu không rewrite được sau khi cài đặt thì thực hiện:
- sudo gedit /etc/apache2/sites-available/default
- Sửa AllowOverride None thành AllowOverride All
+ Đổi thư mục WebRoot mặc định của Apache:
- sudo gedit /etc/apache2/sites-available/default
- sửa lại các chỗ /var/www/ thành thư mục mới, lưu lại rồi khởi động lại Apache
+ Sửa lỗi: Could not reliably determine the server’s fully qualified domain name, using 127.0.1.1 for ServerName
- sudo gedit /etc/apache2/apache2.conf
- Thêm ServerName localhost vào cuối tệp và lưu lại
- Khởi động lại apache
+ Không cho apache chạy khi khởi động:
sudo update-rc.d -f apache2 remove
+ Chạy apache khi khởi động:
sudo update-rc.d apache2 defaults
+ PhpMyAdmin logout sau 24 phút:
- Đổi tệp /usr/share/phpmyadmin/config.sample.inc.php thành /usr/share/phpmyadmin/config.inc.php
- Thêm $cfg['LoginCookieValidity'] = 60 * 60 * 12; vào cuối tệp
- Mở tệp: /etc/php5/apache2/php.ini và sửa giá trị của: session.gc_maxlifetime = 43200
+ Login PHPMyAdmin with NO PASSWORD:
- Đổi mật khẩu MySQL thành null (No Password)
service mysql stop
mysqld_safe --skip-grant-tables &
mysql -u root
mysql> use mysql;
mysql> update user set password=PASSWORD("YOUR-NEW-ROOT-PASSWORD") where User='root';
mysql> flush privileges;
mysql> quit
service mysql stop
service mysql start
mysql -u root -p
- Mở tệp: /etc/phpmyadmin/config.inc.php tìm dòng // $cfg['Servers'][$i]['AllowNoPassword'] = TRUE; bỏ 2 dấu // đi
+ Bỏ hiển thị trang đăng nhập khi vào PHPMyAdmin:
- Mở tệp: /etc/phpmyadmin/config.inc.php
- Tìm dòng: $cfg['Servers'][$i]['auth_type'] = 'cookie';
- Thay bằng:
$cfg['Servers'][$i]['auth_type'] = 'config'; //Default is cookie
$cfg['Servers'][$i]['user'] = 'root';
$cfg['Servers'][$i]['password'] = '';
$cfg['Servers'][$i]['nopassword'] = true; //Default is false
$cfg['Servers'][$i]['AllowNoPassword'] = true; //Default is false
+ Lỗi Mcrypt không chạy:
sudo ln -s /etc/php5/conf.d/mcrypt.ini /etc/php5/mods-available
sudo php5enmod mcrypt
sudo service apache2 restart
37. Global menu cho Netbeans:
+ Trong netbeans: Vào menu Tools -> Plugins
+ Nhấp vào tab Setting, thêm 1 Update.
+ Gõ Name: Java Ayatana
+ Thêm URL: http://java-swing-ayatana.googlecode.com/files/netbeans-catalog.xml
+ Vào tab Available Plugins tab chọn Update Newest.
+ Tìm và cài đặt Java Ayatana
+ Khởi động lại Netbeans là xong.
38. Chuyển thành giao diện Java Meta cho netbean:
+ Mở tệp: /home/linux/netbeans-7.3.1/etc/netbeans.conf
+ Thay phần netbeans_default_options thành dòng dưới:
netbeans_default_options="-J-client -J-Xss2m -J-Xms32m -J-XXermSize=32m -J-Dapple.laf.useScreenMenuBar=true -J-Dapple.awt.graphics.UseQuartz=true -J-Dsun.java2d.noddraw=true -J-Dsun.zip.disableMemoryMapping=true -J-Dswing.aatext=true -J-Dawt.useSystemAAFontSettings=lcd --laf Metal"
39. Chình định dạng ngày trên Panel Ubuntu:
gsettings set com.canonical.indicator.datetime time-format custom && gsettings set com.canonical.indicator.datetime custom-time-format '%a %d/%m/%y, %H:%M'
40. Remove 1 repository:
sudo add-apt-repository --remove ppandrej/php5
41. Cài đặt Xtreme Download Manager:
sudo add-apt-repository ppa:noobslab/apps
sudo apt-get update
sudo apt-get install xdman
---------------------------------
Addon bắt link cho Firefox:
Cài đặt file này từ trình duyệt: http://localhost:9614/xdmff.xpi
Addon bắt link cho Chrome:
Go to System Settings > Network > Network Proxy > Select Automatic in Method and paste http://localhost:9614/proxy.pac
42. Cài đặt Eclipse mới nhất.
+ Tải về từ trang chủ eclipse.
+ Giải nén và move vào /opt/: sudo mv eclipse /opt/
+ Tạo file .desktop: sudo gedit /usr/share/applications/eclipse.desktop sau đó dán đoạn sau vào:
[Desktop Entry]
Name=Eclipse
Type=Application
Exec=/opt/eclipse/eclipse
Terminal=false
Icon=/opt/eclipse/icon.xpm
Comment=Integrated Development Environment
NoDisplay=false
Categories=Development;IDE
Name[en]=eclipse.desktop
+ Create a symlink in /usr/local/bin using:
cd /usr/local/bin
sudo ln -s /opt/eclipse/eclipse
+ Chạy eclipse: /opt/eclipse/eclipse -clean &
* Nếu lỗi Permision thì:
Exec=/opt/eclipse/eclipse
sudo ln -s /opt/eclipse/eclipse
sudo chmod +x /opt/eclipse/eclipse
+ Copy file thực thi ra desktop:
cp /usr/share/applications/eclipse.desktop /home/linux/Desktop
Sau đó kích chuột phải chọn Properties và nhấp vào Allow executing...
+ Lỗi: Faild libGL.so: sudo apt-get install libgl1-mesa-dev
+ Sửa thanh toolbar nhỏ lại:
- Mở tệp: gedit ~/.gtkrc-2.0
- Dán đoạn sau vào:
style "compact-toolbar"{
GtkToolbar::internal-padding = 0
xthickness = 1
ythickness = 1
}
style "compact-button"{
xthickness = 0
ythickness = 0
}
class "GtkToolbar"
style "compact-toolbar"
widget_class "*<GtkToolbar>*<GtkButton>"
style "compact-button"
43. Cài đặt geany:
sudo add-apt-repository ppa:geany-dev/ppa
sudo apt-get update && sudo apt-get install geany
Cài đặt plugin:
sudo apt-get install geany-plugin-{pluginname}
Xem danh sách plugin: apt-cache search geany
44. Cài đặt gtk+ library dev c++:
sudo apt-get install libgtk-3-dev
45. Cài đặt Teamviewer trên ubuntu 13.10 64bit:
sudo dpkg --add-architecture i386
sudo apt-get update
Hoặc:
sudo apt-get install libc6:i386 libgcc1:i386 libasound2:i386 libfreetype6:i386 zlib1g:i386 libsm6:i386 libxdamage1:i386 libxext6:i386 libxfixes3:i386 libxrender1:i386 libxtst6:i386
46. Lệnh quickly design lỗi không mở được designer:
sudo add-apt-repository ppa:jfi/test
sudo apt-get update && sudo apt-get dist-upgrade
47. Lỗi luôn hiển thị file & folder ẩn:
dconf-editor
Enter and then:
org->gtk->settings->file-chooser
uncheck show-hidden
48. Cài đặt Wine 1.7
sudo add-apt-repository ppa:ubuntu-wine/ppa
sudo apt-get update && sudo apt-get install wine1.7
49. Cài đặt QTCreator để lập trình gui với C++:
- Cài đặt trình biên dịch tệp thực thi cho Windows trên Linux:
+ git clone https://github.com/mxe/mxe.git
+ cd mxe && make qt
+ Nếu báo lỗi bison thì:
sudo apt-get install autoconf automake bash bison bzip2 cmake flex gettext \
git g++ intltool libffi-dev libtool libltdl-dev \
libssl-dev libxml-parser-perl make openssl patch perl \
pkg-config scons sed unzip wget xz-utils
(On 64-bit Debian, install also: sudo apt-get install g++-multilib libc6-dev-i386)
+ Trong thư mục ứng dụng C++:
* export PATH=/home/linux/mxe/usr/bin:$PATH
* /home/linux/mxe/usr/i686-pc-mingw32/qt/bin/qmake && make
* sẽ được file thực thi *.exe trong thư mục release.
50. Remove all file installed:
sudo find / -iregex ".*jdownloader.*" -exec rm -R '{}' \;
51. Cài đặt phần mềm xem thông tin hệ thống (giống CPU-Z):
sudo add-apt-repository ppa:nemh/gambas3
sudo add-apt-repository ppa:i-nex-development-team/stable
sudo apt-get update
sudo apt-get install i-nex
Chạy lệnh i-nex và xem
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015
Cài máy in canon 2900 trên ubuntu
CÀI MÁY IN Canon LBP 2900 trên Ubuntu 10.04 cả 2 phiên bản 32-bit (i386) và 64-bit (amd64)
LƯU Ý: Ngoài cách tự cài mà bài viết này đề cập, còn có cách cài bằng script của tác giả Radu, sẽ dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Chi tiết xem tại: http://radu.cotescu.com/2010/03/20/how-to-install-canon-lbp-printers-in-ubuntu. (Anh zxc232 cũng có bài giới thiệu về script này tại: http://wp.me/p2VXH-Dd)
Tham khảo thêm - Cài máy in Canon LBP trên Lubuntu, Mint-LXDE, Ubuntu-Openbox...: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cai-may-in-canon-lbp-tren-lubuntu-mint.html
Tham khảo thêm - Cài máy in Canon LBP 2900 trên Ubuntu 10.10 và Linux Mint 10: http://tutroc77.blogspot.com/2010/12/cai-may-in-canon-lbp-2900-tren-ubuntu.html
Với Ubuntu 11.04 và Linux Mint 11 thì nên tham khảo mục "6. Cài máy in Canon LBP2900" trong bài viết "Ghi chép về Peppermint OS Two - Hệ điều hành Linux Gọn Nhẹ, Tốc Độ và Thú Vị": http://tutroc77.blogspot.com/2011/06/ghi-chep-ve-peppermint-os-two-he-ieu.html
(Kinh nhiệm tôi đã thực hiện thành công từ khi còn dùng Linux Mint 8 và Ubuntu 9.10)
Lưu ý: các máy in Canon LBP 1120, 1210, 2900i, 3000, 3200, 3210, 3300, 3600 và 5000 cũng có thể cài đặt tương tự, chỉ cần thay những chỗ có số "2900" thành số máy in của bạn.
Ubuntu 10.04 amd64 trên Laptop HP Probook 4515s
Bước 1: Download driver mới nhất trên trang web của canon:
http://support-au.canon.com.au/contents/AU/EN/0900772408.html
(phiên bản hiện nay là: CAPT_Printer_Driver_for_Linux_V200_uk_EN.tar.gz)
Bước 2: Giải nén rồi cài đặt 2 file “deb” có trong thư mục: CAPT_Printer_Driver_for_Linux_V200_uk_EN → Driver → Debian
Đối với phiên bản 32-bit thì lần lượt nhấp đúp vào 2 file để cài, hoặc mở Terminal, vào thư mục đã nêu ở trên và chạy 2 lệnh:
Đối với phiên bản 64-bit thì chạy lần lượt 2 lệnh:
Bước 3: Khởi động lại CUPS:
Trong Terminal chạy lệnh:
Bước 4: Bật máy in và kiểm tra xem đã nhận được máy in chưa:
Trong Terminal chạy lệnh:
Nếu ở gần cuối có đoạn dạng như sau là máy in đã được nhận ra: “usblp0: USB Bidirectional printer dev 4 if 0 alt 0 proto 2 vid 0x04A9 pid 0×2676″
Bước 5: Đăng ký máy in tại spooler:
Trong Terminal chạy lệnh:
Bước 6: Đăng ký máy in tại CCPD daemon setupfile:
Trong Terminal chạy lệnh:
Nếu thành công sẽ có một thông báo dạng như sau:
Entry Num : Spooler : Backend : FIFO path : Device Path : Status
—————————————————————————-
[0] : LBP2900 : usb : //Canon/LBP2900 : /dev/usb/lp0 : New!!
Bước 7: Khởi động CCPD daemon:
Trong Terminal chạy lệnh:
Bước 8: Thiết lập cho CCPD daemon tự động khởi động:
- Vào “System --> Preferences --> Startup Applications”
- Tạo một mục mới, đặt tên là: CCPD deamon
- Nhập vào dòng lệnh:
Bước thêm: Nếu muốn kiểm tra tình trạng máy in:
Trong Terminal, chạy lệnh:
Lệnh này cũng hay dùng. Ví dụ như khi đang in mà hết giấy, thì ta cần bật cửa sổ trạng thái máy in lên và ra lệnh "resume" để in nốt.
Bước 9: Bây giờ, khi khởi động lại máy tính thì Ubuntu sẽ tự nhận và tạo một máy in mới tên là LBP2900-2, do vậy ta cần Disable (Tắt Enable) máy in đó rồi Set As Defaults đối với máy in LBP2900.
Bước thêm:
Nên đặt lệnh tắt cho chuỗi lệnh sau:
Dùng trong trường hợp nếu có lỗi gì đó không in được thì ta lại khởi động lại CCPD daemon và CUPS daemon.
Ghi chú: Để đặt lệnh tắt cho một lệnh hoặc một chuỗi lệnh ta khai báo vào file: ~/.bashrc (Tức là file ẩn tên là “.bashrc” nằm trong thư mục "/home/tên_người_dùng")
Ví dụ: Để đặt lệnh tắt cho 2 lệnh nói ở trên (ở 2 Bước thêm) ta làm như sau:
Trong Terminal chạy lệnh:
Trong cửa sổ trình soạn thảo "gedit" vừa mở ra, ta thêm vào cuối cùng 2 dòng:
Ở đây, "lbp" và "lbp2900" là lệnh tắt cho 2 lệnh ta cần.
Chúc các bạn thành công
(Bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=55&t=9452)
Update ngày 22/06/2010: Đã sửa lại một chút, nhất là ở Bước 9
Tham khảo thêm - Cài máy in Canon LBP trên Lubuntu, Mint-LXDE, Ubuntu-Openbox...: http://tutroc77.blogspot.com/2010/08/cai-may-in-canon-lbp-tren-lubuntu-mint.html
Tham khảo thêm - Cài máy in Canon LBP 2900 trên Ubuntu 10.10 và Linux Mint 10: http://tutroc77.blogspot.com/2010/12/cai-may-in-canon-lbp-2900-tren-ubuntu.html
Với Ubuntu 11.04 và Linux Mint 11 thì nên tham khảo mục "6. Cài máy in Canon LBP2900" trong bài viết "Ghi chép về Peppermint OS Two - Hệ điều hành Linux Gọn Nhẹ, Tốc Độ và Thú Vị": http://tutroc77.blogspot.com/2011/06/ghi-chep-ve-peppermint-os-two-he-ieu.html
(Kinh nhiệm tôi đã thực hiện thành công từ khi còn dùng Linux Mint 8 và Ubuntu 9.10)
Lưu ý: các máy in Canon LBP 1120, 1210, 2900i, 3000, 3200, 3210, 3300, 3600 và 5000 cũng có thể cài đặt tương tự, chỉ cần thay những chỗ có số "2900" thành số máy in của bạn.
Ubuntu 10.04 amd64 trên Laptop HP Probook 4515s
Bước 1: Download driver mới nhất trên trang web của canon:
http://support-au.canon.com.au/contents/AU/EN/0900772408.html
(phiên bản hiện nay là: CAPT_Printer_Driver_for_Linux_V200_uk_EN.tar.gz)
Bước 2: Giải nén rồi cài đặt 2 file “deb” có trong thư mục: CAPT_Printer_Driver_for_Linux_V200_uk_EN → Driver → Debian
Đối với phiên bản 32-bit thì lần lượt nhấp đúp vào 2 file để cài, hoặc mở Terminal, vào thư mục đã nêu ở trên và chạy 2 lệnh:
sudo dpkg -i cndrvcups-common_2.00-2_i386.deb
sudo dpkg -i cndrvcups-capt_2.00-2_i386.deb
Đối với phiên bản 64-bit thì chạy lần lượt 2 lệnh:
sudo dpkg -i –-force-architecture cndrvcups-common_2.00-2_i386.deb
sudo dpkg -i –-force-architecture cndrvcups-capt_2.00-2_i386.deb
Bước 3: Khởi động lại CUPS:
Trong Terminal chạy lệnh:
sudo /etc/init.d/cups restart
Bước 4: Bật máy in và kiểm tra xem đã nhận được máy in chưa:
Trong Terminal chạy lệnh:
sudo tail /var/log/messages
Nếu ở gần cuối có đoạn dạng như sau là máy in đã được nhận ra: “usblp0: USB Bidirectional printer dev 4 if 0 alt 0 proto 2 vid 0x04A9 pid 0×2676″
Bước 5: Đăng ký máy in tại spooler:
Trong Terminal chạy lệnh:
sudo /usr/sbin/lpadmin -p LBP2900 -m CNCUPSLBP2900CAPTK.ppd -v ccp:/var/ccpd/fifo0 -E
Bước 6: Đăng ký máy in tại CCPD daemon setupfile:
Trong Terminal chạy lệnh:
sudo /usr/sbin/ccpdadmin -p LBP2900 -o /dev/usb/lp0
Nếu thành công sẽ có một thông báo dạng như sau:
Entry Num : Spooler : Backend : FIFO path : Device Path : Status
—————————————————————————-
[0] : LBP2900 : usb : //Canon/LBP2900 : /dev/usb/lp0 : New!!
Bước 7: Khởi động CCPD daemon:
Trong Terminal chạy lệnh:
sudo /etc/init.d/ccpd start
Bước 8: Thiết lập cho CCPD daemon tự động khởi động:
- Vào “System --> Preferences --> Startup Applications”
- Tạo một mục mới, đặt tên là: CCPD deamon
- Nhập vào dòng lệnh:
sudo /etc/init.d/ccpd start
Bước thêm: Nếu muốn kiểm tra tình trạng máy in:
Trong Terminal, chạy lệnh:
captstatusui -P LBP2900
Lệnh này cũng hay dùng. Ví dụ như khi đang in mà hết giấy, thì ta cần bật cửa sổ trạng thái máy in lên và ra lệnh "resume" để in nốt.
Bước 9: Bây giờ, khi khởi động lại máy tính thì Ubuntu sẽ tự nhận và tạo một máy in mới tên là LBP2900-2, do vậy ta cần Disable (Tắt Enable) máy in đó rồi Set As Defaults đối với máy in LBP2900.
Từ Linux Mint 9 |
Bước thêm:
Nên đặt lệnh tắt cho chuỗi lệnh sau:
sudo /etc/init.d/ccpd restart && sudo /etc/init.d/cups restart
Dùng trong trường hợp nếu có lỗi gì đó không in được thì ta lại khởi động lại CCPD daemon và CUPS daemon.
Ghi chú: Để đặt lệnh tắt cho một lệnh hoặc một chuỗi lệnh ta khai báo vào file: ~/.bashrc (Tức là file ẩn tên là “.bashrc” nằm trong thư mục "/home/tên_người_dùng")
Ví dụ: Để đặt lệnh tắt cho 2 lệnh nói ở trên (ở 2 Bước thêm) ta làm như sau:
Trong Terminal chạy lệnh:
gedit ~/.bashrc
Trong cửa sổ trình soạn thảo "gedit" vừa mở ra, ta thêm vào cuối cùng 2 dòng:
alias lbp='captstatusui -P LBP2900'
alias lbp2900='sudo /etc/init.d/ccpd restart && sudo /etc/init.d/cups restart'
Ở đây, "lbp" và "lbp2900" là lệnh tắt cho 2 lệnh ta cần.
Chúc các bạn thành công
(Bài viết này và bình luận trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=55&t=9452)
Update ngày 22/06/2010: Đã sửa lại một chút, nhất là ở Bước 9
Điều bất ổn không chỉ cho giáo dục Việt Nam
Việc Bộ GDĐT và Microsoft ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2013-2018 có lẽ không chỉ chặn con đường sống đó của Việt Nam trong 5 năm tới, mà còn là mối họa lâu dài cho Việt Nam nhiều năm về sau, khi sẽ chỉ tạo ra lớp lớp người chỉ biết sử dụng phần mềm chứ không hề biết từng dòng lệnh của các phần mềm đó làm cái gì, đặc biệt là với hệ điều hành Windows.
Con đường duy nhất để tránh – thoát mối họa đó chỉ có thể là PMTDNM chứ nhất quyết không phải là Microsoft Windows. Nếu không, ngày mà đất nước bạn có tên trên bản đồ sẽ do chính phủ khác định đoạt.
Cần phải có ai đó chặn đứng được hiểm họa này đối với Việt Nam!!!
Bộ GDĐT và Microsoft ký thỏa thuận hợp tác – Điều bất ổn không chỉ cho giáo dục Việt Nam
Đúng vào ngày Quốc tế các nhà giáo 20/11/2013, trên trang tin Báo điện tử của Chính phủ đưa tin Bộ GDĐT và Microsoft ký thỏa thuận hợp tác, với trích dẫn cụ thể “Bộ GDĐT và Microsoft vừa ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ lãnh đạo giai đoạn 2013-2018. Thỏa thuận này khi triển khai sẽ giúp cán bộ trong ngành GDĐT, giáo viên, sinh viên và học sinh ứng dụng được CNTT từ mức cơ bản đến nâng cao vào quá trình quản lý, giảng dạy và học tập, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển thành công một nền giáo dục toàn diện và hiện đại”.
Cũng trong bảng tin trên, có lẽ để cho thêm phần chắc chắn về căn cứ của sự hợp tác này, bài báo nêu: “Được biết, bản ghi nhớ đầu tiên đã được ký ngày 20/6/2005 tại Mỹ nhân chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Qua đó, Microsoft đã hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với Bộ GDĐT Việt Nam để cung cấp các công cụ CNTT cho giáo viên và học sinh nhằm nâng cao khả năng dạy và học trong nhà trường”.
8 năm sau, có những biến đổi trên thế giới buộc tất cả mọi quốc gia phải suy nghĩ lại, trong đó Việt Nam chúng ta cũng không phải là ngoại lệ, đặc biệt khi mà vào tháng 06/2013, những tin tức về vụ giám sát ồ ạt của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ – NSA (National Security Agency) với sự cộng tác của nhiều công ty hàng đầu của Mỹ, đắc lực nhất và chủ động tích cực nhất chính là Microsoft, hãng tham gia vào chương trình PRISM của NSA kể từ ngày 11/09/2007, nghĩa là hơn 2 năm sau chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tới Mỹ vừa được nhắc tới ở trên.
Một số tài liệu do cựu nhà thầu của NSA Edward Snowden đã tiết lộ cho tới nay, cùng với một số bình luận của báo giới và các nhà chuyên môn có liên quan tới sự tham gia chủ động tích cực của Microsoft trong vụ PRISM này, đã từng được nêu rõ trong bài “ Việc phá mã hóa Internet của NSA – Phản ứng từ phần còn lại của thế giới ” đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 11/2013, trang 44-47, nay có thể được nhắc lại và bổ sung thêm như sau:
Một số tài liệu do cựu nhà thầu của NSA Edward Snowden đã tiết lộ cho tới nay, cùng với một số bình luận của báo giới và các nhà chuyên môn có liên quan tới sự tham gia chủ động tích cực của Microsoft trong vụ PRISM này, đã từng được nêu rõ trong bài “ Việc phá mã hóa Internet của NSA – Phản ứng từ phần còn lại của thế giới ” đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 11/2013, trang 44-47, nay có thể được nhắc lại và bổ sung thêm như sau:
- Ngày 14/06/2013, trên trang tin của Bloomberg: “Microsoft, công ty phần mềm lớn nhất thế giới, cung cấp cho các cơ quan tình báo các thông tin về các lỗi trong các phần mềm phổ biến của hãng trước khi hãng phát hành công khai một bản vá”. “Microsoft, công ty có trụ sở ở Redmond, Washington và các công ty phần mềm hoặc an ninh Internet khác đã nhận thức được rằng dạng cảnh báo sớm này đã cho phép Mỹ khai thác các chỗ bị tổn thương trong các phần mềm được bán cho các chính phủ nước ngoài”.
- Một bài khác đăng trên tờ Guardian ngày 12/07/2013 dưới đầu đề “Microsoft đã chuyển cho NSA truy cập tới các thông điệp được mã hóa như thế nào”, Glenn Greenwald, cựu nhà báo của tờ Guardian, người đã nhận các tài liệu rò rỉ từ Edward Snowden và là người đầu tiên đã đưa thông tin về vụ giám sát ồ ạt này của NSA, cùng các đồng nghiệp đã nêu:
- Microsoft đã giúp NSA phá mật mã của hãng để giải quyết các lo ngại rằng NSA có thể không có khả năng can thiệp vào các web chat trên cổng mới của Outlook.com;
- NSA đã có sự truy cập ở giai đoạn trước khi mã hóa tới thư điện tử (email) trên Outlook.com, bao gồm cả Hotmail;
- Microsoft đã làm việc với FBI trong năm nay để cho phép NSA dễ dàng truy cập hơn thông qua PRISM tới dịch vụ lưu trữ đám mây SkyDrive của hãng, mà bây giờ có hơn 250 triệu người sử dụng trên toàn thế giới.
- Microsoft cũng đã làm việc với Đơn vị Can thiệp Dữ liệu (Data Intercept Unit) của FBI để “hiểu” các vấn đề tiềm tàng với một tính năng trong Outlook.com mà cho phép những người sử dụng tạo các tên hiệu (aliases) cho thư điện tử;
- Vào tháng 07/2012, 9 tháng sau khi Microsoft đã mua Skype, NSA đã khoác lác rằng một khả năng mới đã làm tăng 3 lần số lượng các cuộc gọi video của Skype đang được thu thập thông qua PRISM;
- Tư liệu thu thập được thông qua PRISM thường xuyên được chia sẻ với FBI và CIA, với một tài liệu của NSA mô tả chương trình đó như là một “đội thể thao”.
- Richard Stallman, Chủ tịch Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation), trong một cuộc phỏng vấn ngày 15/07/2013 đã nói: “Công nghệ độc hại là không thể tha thứ dù nó có một số hiệu ứng tốt. Bây giờ chúng ta đã nhận thức được trước hết rằng tất cả các phần mềm của Microsoft và Apple là sở hữu độc quyền. Điều đó có nghĩa là những người sử dụng không kiểm soát chương trình mà chương trình kiểm soát những người sử dụng. Điều đó là sự bất công và sự tồn tại của một phần mềm sở hữu độc quyền dù là của Microsoft hay là của Apple giải thích vì sao tôi đã bắt đầu phong trào phần mềm tự do. Hơn nữa, việc họ [các công ty] kiểm soát chương trình rồi sau đó chương trình lại kiểm soát người sử dụng, rồi sau đó họ đã bắt đầu đưa vào các chức năng độc hại làm gián điệp một cách cố tình đối với những người sử dụng, hạn chế những người sử dụng và thậm chí cả những cửa hậu trong phần mềm đó. Vì thế nói theo nghĩa đen, các phần mềm của Apple và Microsoft là các phần mềm độc hại và Windows 8.1 có thể gọi là Windows phiên bản PRISM vì nó được thiết kế để yêu cầu mọi người gửi các dữ liệu tới các máy chủ của Microsoft và tất nhiên Microsoft sẽ chuyển bất kỳ thứ gì từ những dữ liệu đó cho chính phủ Mỹ theo yêu cầu. Vì thế nó đặt những người sử dụng vào trong PRISM. Đây là điều bẩn thỉu và là kết quả tự nhiên của việc dẫn dắt một công ty có được sự kiểm soát đối với phần mềm mà những người sử dụng đang chạy thay vì bản thân những người sử dụng kiểm soát chúng [các phần mềm]”.
- Glenn Greenwald, trong một cuộc phỏng vấn ngày 06/09/2013 đã nói: “Microsoft đang làm việc riêng tư với NSA để đảm bảo sự truy cập của NSA qua tất cả các nền tảng của họ, không chỉ thư điện tử Outlook, mà cả Skype và toàn bộ vô số các dịch vụ khác mà Microsoft chào cho những người sử dụng của họ để đảm bảo một cách cơ bản rằng tất cả chúng hoàn toàn bị tổn thương đối với việc rình mò của NSA. Một lần nữa, một trong những vấn đề lớn nhất với nó là khi bạn cho phép – khi bạn làm cho các chương trình đó bị tổn thương đối với NSA, thì bạn cũng làm cho chúng bị tổn thương đối với các cơ quan tình báo khác trên khắp thế giới hoặc đối với các tin tặc hoặc đối với các vụ gián điệp của các tập đoàn hoặc đối với những người mà họ chỉ muốn bạn sẽ ốm yếu vì bất kỳ lý do gì. Nó đang làm cho toàn bộ Internet không an ninh”.
- NSA phá hoại an ninh Internet, đã được nêu trong bài “Việc phá mã hóa Internet của NSA – Phản ứng từ phần còn lại của thế giới” đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống số tháng 11/2013, trang 44-47, có nhắc tới danh sách kiểm tra tính hợp lệ của bộ sinh bit ngẫu nhiên tất định – DRBG (Deterministic Random Bit Generator) mà Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ – NIST (National Institute of Standards and Technology) đưa ra vào ngày 25/10/2013 cho thấy lỗi của các tiêu chuẩn nêu trên đã ảnh hưởng tới rất nhiều sản phẩm phần cứng, phần mềm của nhiều hãng khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng tới Windows tất cả các phiên bản: “Các phiên bản khác nhau của Microsoft Windows, bao gồm cả các phiên bản được sử dụng trong các máy tính bảng và các điện thoại thông minh, có những triển khai tiêu chuẩn đó”. Bạn có thể đếm được 210 lần từ “Windows” trong danh sách kiểm tra DRBG nêu trên với 427 sản phẩm. Cũng danh sách này được cập nhật vào ngày 13/12/2013, đã có tới 454 sản phẩm an ninh cần phải được kiểm tra lại, trong đó có thể tìm thấy 215 lần từ Windows; còn cho tới ngày 20/12/2013, số sản phẩm cần kiểm tra lại đã là 462 với số từ Windows là 230 lần.
- Ngay tại Việt Nam, chỉ sau vài ngày Bộ GDĐT và Microsoft ký kết thỏa thuận hợp tác được nêu ở trên, trong cuộc họp tại Bộ Thông tin & Truyền thông sáng ngày 22/11/2013, như bài báo với tiêu đề “Microsoft phải tuân theo luận của nước Mỹ” đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống số tháng 12/2013, trang 46, bản thân các chuyên gia an ninh hàng đầu của Microsoft cũng thừa nhận rằng Microsoft trước hết phải tuân thủ Luật của nước Mỹ, như Luật yêu nước (Patriot Act) và Luật Giám sát Tình báo Nước ngoài – FISA (Foreign Intelligence Surveillance Act), cho dù ngay câu trả lời trước đó, họ khẳng định rằng “Làm việc tại quốc gia nào thì chúng tôi sẽ tuân thủ pháp luật của quốc gia đó đối với các dữ liệu riêng tư của người sử dụng”. Chính 2 luật này đã cho phép Microsoft và các công ty Mỹ khác thu thập ồ ạt các các thông tin của người sử dụng ở khắp nơi trên thế giới cho các cơ quan an ninh và tình báo Mỹ mà không cần có sự cho phép của bất kỳ luật pháp nước nào. Thậm chí việc thu thập dữ liệu đó được cho là đã từng diễn ra ngay tại Hà Nội.
- Sau nửa năm, kể từ những ngày đầu tháng 06/2013 khi các thông tin về vụ giám sát ồ ạt của NSA cộng tác với các công ty hàng đầu như Microsoft đã được tung ra, tại Luân Đôn, Alan Rusbridger, Tổng biên tập tờ Guardian, tờ báo lần đầu tiên xuất bản “Hồ sơ Snowden”, ngày 03/12/2013, đã nói rằng chỉ 1% trong số 58.000 tệp của Snowden đã được công khai cho tới nay. Điều này có nghĩa là 99% các tài liệu còn chưa được tiết lộ cho công chúng. Trong khi đó, sự phẫn nộ của cả thế giới về vụ giám sát ồ ạt này là tràn ngập trong những ngày tháng vừa qua tại hàng loạt các chính phủ ở khắp các châu lục từ Âu, Á, Phi, Mỹ Latin, và ngay cả ở chính nước Mỹ và ngày một gia tăng. Trong khi tại Brazil cơ quan xử lý dữ liệu Brazil Serpro có trách nhiệm về việc loại bỏ nền tảng hiện hành Microsoft Outlook và dẫn dắt sự phát triển nền tảng mới thì tại Việt Nam, việc Bộ GDĐT và Microsoft ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2013-2018 hiển nhiên là đi theo 2 hướng hoàn toàn ngược chiều nhau.
Thay cho lời kết
Với ít thông tin được nêu ở trên trong vô số các thông tin có liên quan tới vụ giám sát ồ ạt của NSA trong sự hợp tác với các công ty hàng đầu của Mỹ như Microsoft, việc Bộ GDĐT và Microsoft ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2013-2018 chỉ dựa vào tấm “bùa hộ mệnh” là bản ghi nhớ đầu tiên đã được ký ngày 20/6/2005 tại Mỹ nhân chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải về việc hợp tác giữa 2 bên, thời điểm mà bản thân nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải không có cách gì để biết rằng, hơn 2 năm sau đó, vào ngày 11/09/2007, Microsoft đã chủ động tích cực tham gia vào một chiến dịch giám sát ồ ạt do NSA khởi xướng và bị cả thế giới hiện nay đang lên án, kể cả chính phủ Việt Nam, là một lý do hoàn toàn không thuyết phục; đặc biệt trong bối cảnh mà toàn thế giới đang lên án vụ giám sát ồ ạt của NSA với sự tham gia chủ động tích cực nhất và ngay từ đầu của chính Microsoft.
Bằng chứng dễ thấy về sự lợi – hại, hiệu quả – không hiệu quả khi đi theo Microsoft là việc chính Microsoft nêu Việt Nam có hơn 5.530.319 máy tính chạy Windows XP, chiếm gần 44% trong tổng số 12.077.570 máy tính toàn Việt Nam sẽ hết bảo hành toàn cầu vào ngày 08/04/2013 và các chuyên gia an ninh cấp cao của hãng nói Microsoft sẽ không hỗ trợ Windows XP sau ngày đó nữa nên không có lời khuyên – tư vấn nào cho người sử dụng nữa. Xin được nhắc lại rằng, nếu sau ngày 08/04/2014 mà bạn vẫn sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows XP, thì máy tính của bạn sẽ không là máy tính thông thường, mà là một trung tâm để lây nhiễm các phần mềm độc hại cho bất kỳ mạng máy tính nào ở Việt Nam, với muôn vàn các lỗi ngày số 0 (zero day flaw) mà sẽ không bao giờ được bất kỳ ai sửa và vá nữa.
Ảnh: Nội dung thông báo trên Website của Microsoft Vietnam
Đã có nhiều bài viết trên tạp chí Tin học & Đời sống (các số tháng 09/2013; tháng 05/2013; tháng 04/2013; tháng 06/2009) đã đưa ra khuyến cáo rằng: Trong cuộc chiến tranh không gian mạng hiện đang diễn ra hiện nay, như những gì cả thế giới và Việt Nam đang thấy với vụ giám sát ồ ạt của NSA với sự cộng tác của các công ty như Microsoft, để có được các binh lính giỏi cho cuộc chiến đó, thì giáo dục của Việt Nam về công nghệ thông tin bắt buộc phải đi với phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM). Trong ngắn hạn, Việt Nam cần đưa PMTDNM vào tất cả các trường đại học, còn về dài hạn, thì cần đưa PMTDNM vào tất cả các trường phổ thông, ít nhất là trong hệ thống các trường công lập. Việc Bộ GDĐT và Microsoft ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2013-2018 có lẽ không chỉ chặn con đường sống đó của Việt Nam trong 5 năm tới, mà còn là mối họa lâu dài cho Việt Nam nhiều năm về sau, khi sẽ chỉ tạo ra lớp lớp người chỉ biết sử dụng phần mềm chứ không hề biết từng dòng lệnh của các phần mềm đó làm cái gì, đặc biệt là với hệ điều hành Windows.
Con đường duy nhất để tránh – thoát mối họa đó chỉ có thể là PMTDNM chứ nhất quyết không phải là Microsoft Windows. Nếu không, ngày mà đất nước bạn có tên trên bản đồ sẽ do chính phủ khác định đoạt.
Cần phải có ai đó chặn đứng được hiểm họa này đối với Việt Nam!!!
Trần Lê
Bài đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 1-2/2014, trang 31-33.
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015
Quên Password
Đầu tiên là mount -o rw,remount /
Sau đó là passwd username, trong đó username là tên tài khoản của bạn. Như của tôi ở phía trên là lebinh234
Tiếp theo bạn nhập hai lần password mới (đừng quên nữa nha). Thấy dòng chữ password updated successfully là thành công rồi đó. Bây giờ đánh lệnh reboot để khởi động lại máy và vào Ubuntu với password mới mà bạn đã tạo. Chúc bạn thành công.
Sau đó là passwd username, trong đó username là tên tài khoản của bạn. Như của tôi ở phía trên là lebinh234
Tiếp theo bạn nhập hai lần password mới (đừng quên nữa nha). Thấy dòng chữ password updated successfully là thành công rồi đó. Bây giờ đánh lệnh reboot để khởi động lại máy và vào Ubuntu với password mới mà bạn đã tạo. Chúc bạn thành công.
Các phần mềm cần thiết sau khi cài
Phần mềm gõ Tiếng Việt
- Vào danh mục các phần mềm\ gõ Unikey \ chọn unikey IBUS \ Text entry \ Thêm unikey \ OK
Để chạy các phần mềm portable:
- Cài Wine trong \ chạy như bình thường
Chơi game trên ubuntu:
- Cài Playlinux \ Cài phần mềm chạy games
Cài giải nén:
- Thư viện phần mềm cài thêm Archive Manager
- Vào danh mục các phần mềm\ gõ Unikey \ chọn unikey IBUS \ Text entry \ Thêm unikey \ OK
Để chạy các phần mềm portable:
- Cài Wine trong \ chạy như bình thường
Chơi game trên ubuntu:
- Cài Playlinux \ Cài phần mềm chạy games
Cài giải nén:
- Thư viện phần mềm cài thêm Archive Manager
Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015
Lịch sử
Q : Ubuntu là gì ? Có ăn được không
A : Ubuntu là một hệ điều hành nền tảng Linux hoàn hảo cho máy tính để bàn, máy tính xách tay và cả máy chủ, được cộng đồng phát triển. Nó bao gồm tất cả những gì bạn cần - trình duyệt web, trình chiếu văn bản, soạn thảo văn bản, bảng tính, nhắn tin tức thời và hơn thế nữa ...
Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː) là một bản phân phối Linux chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên Debian GNU/Linux. Nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là Mark Shuttleworth); tên của bản phân phối đại thể bắt nguồn từ quan niệm "ubuntu" của Nam Phi, "con người hướng đến con người". Nó được phát hành khoảng mỗi 6 tháng - thường xuyên hơn Debian - một thời gian ngắn sau mỗi phiên bản GNOME mới. Nó có ưu điểm là dễ sử dụng hơn Debian. Tiện ích sudo được dùng cho việc truy cập của người quản lý.
A : Ubuntu là một hệ điều hành nền tảng Linux hoàn hảo cho máy tính để bàn, máy tính xách tay và cả máy chủ, được cộng đồng phát triển. Nó bao gồm tất cả những gì bạn cần - trình duyệt web, trình chiếu văn bản, soạn thảo văn bản, bảng tính, nhắn tin tức thời và hơn thế nữa ...
Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː) là một bản phân phối Linux chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên Debian GNU/Linux. Nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là Mark Shuttleworth); tên của bản phân phối đại thể bắt nguồn từ quan niệm "ubuntu" của Nam Phi, "con người hướng đến con người". Nó được phát hành khoảng mỗi 6 tháng - thường xuyên hơn Debian - một thời gian ngắn sau mỗi phiên bản GNOME mới. Nó có ưu điểm là dễ sử dụng hơn Debian. Tiện ích sudo được dùng cho việc truy cập của người quản lý.
Mẹo và thủ thuật sau khi cài đặt Ubuntu
Mẹo và thủ thuật sau khi cài đặt Ubuntu
Cập nhật lúc 08h00' ngày 31/12/2011 | Bản in |
Quản Trị Mạng - Ubuntu là một trong những hệ điều hành mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Đây là một distribution ("distro") của Linux có lượng truy cập cao thứ hai chỉ sau Linux Mint tại DistroWatch. Nếu bạn có hệ thống Ubuntu đi kèm với môi trường mặc định của Gnome desktop được cài đặt trên PC của mình, bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên và thủ thuật hữu ích để làm việc với hệ thống của mình. Lưu ý rằng các bước được mô tả dưới đây làm việc với Ubuntu 11.04 (đăng nhập với phiên Ubuntu Classic), Ubuntu 10.10 và Ubuntu 10.04. Bảng tóm tắt các thủ thuật trong bài (kích vào từng liên kết để xem chi tiết):
Tùy chỉnh Panel – bảng điều khiển trong UbuntuTheo mặc định, Ubuntu được bao gồm một panel ở trên và phía dưới. Nếu bạn chỉ muốn giữ một bảng điểu khiển ở phía dưới màn hình giống như thanh Windows Taskbar, hãy thực hiện theo các bước sau:
Đây là những thay đổi cơ bản. Các panel linh hoạt hơn nhiều so với Windows Taskbar, nhiều mục có thể dễ dàng được thêm vào, loại bỏ hoặc cấu hình. Main Menu sẽ cho thấy các mục "Lock Screen", "Log Out" và "Shut Down" nếu bạn loại bỏ mục "Indicator Applet Session" (hiển thị tên đăng nhập và nút shutdown ở phía bên phải panel). Ba mục trên sẽ bị ẩn trong Main Menu nếu Indicator Applet Session được bật. Nếu bạn cần khôi phục các panel gốc, chỉ cần nhập vào các lệnh sau vào Terminal và khởi động lại hệ thống: sudo gconftool-2 --shutdown sudo rm -rf .gconf/apps/panel sudo pkill gnome-panel Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu bạn tùy chỉnh thiết lập desktop gây ra sự cố và muốn thiết lập lại toàn bộ như mặc định, chỉ cần nhập vào lệnh: sudo rm -rf .gnome .gnome2 .gconf .gconfd .metacity trong Terminal, thoát ra và đăng nhập lại hệ thống để có hiệu lực. Pin các chương trình vào PanelCác chương trình người dùng thường sử dụng có thể dễ dàng được gắn vào panel:
Tương tự, xem tiếp phần “Kích hoạt tính năng Superbar”. Thiết lập panel hoàn toàn trong suốtKhi bạn thiết lập các bảng điều khiển trong suốt trong theme Ambiance của Ubuntu, bạn sẽ tìm thấy một số background vẫn có màu nền, nhưng chúng ta có thể làm cho chúng trở nên trong suốt theo các bước sau:
Nếu bạn muốn thay đổi theme New Wave, nhập vào cp -R /usr/share/themes/"New Wave" ~/.themes/ trong bước 2, nhập tiếp gedit ~/.themes/"New Wave"/gtk-2.0/gtkrc trong bước 3, tìm kiếm và chú thích cho dòng bg_pixmap[NORMAL] = "Images/Panel/PanelBarLong.png" tương ứng trong bước 4 và 5. Kích hoạt tính năng SuperbarTrong Windows 7, các chương trình thường xuyên sử dụng có thể pin vào taskbar (vì thế được gọi là Superbas). Tương tự như vậy, DockBarX, một plugin Gnome panel có thể được thêm vào Ubuntu để pin và unpin hoặc khởi động ứng dụng từ panel.
Một thumbnail (hình ảnh thu nhỏ) xem trước của chương trình đang chạy cũng có sẵn trong DockBarX. Để kích hoạt tính năng này, kích chuột phải vào DockBarX trên panel, chọn Properties > Window List và đánh dấu tích vào "Show Previews". Các tùy chọn khác như appearance, window item và group button có thể được cấu hình bởi những user. Thay đổi kiểu font chữ và màu của Panel ClockKiểu font và màu sắc của Panel Clock được thực hiện theo chủ đề mặc định. Đặc biệt, nếu màu chữ là màu đen và hiển thị trên một nền tối thông qua bảng điều khiển trong suốt, bạn không thể xem đồng hồ được rõ ràng. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách tinh chỉnh để thay đổi màu chữ. Ngoài ra bạn cũng có thể xác định kiểu font cho bảng đồng hồ của mình. Đoạn code trong bước 1 dưới đây sẽ thiết lập màu chữ thành trắng và áp dụng font DS-Digital in đậm, kích cỡ 16. Mở trình soạn thảo văn bản Gedit và paste vào đoạn code sau: style "my-panel-clock" { fg[NORMAL] = "#FFFFFF" font_name = "DS-Digital Bold 16" } widget "*.clock-applet-button.*" style "my-panel-clock" Lưu lại tập tin là .gtkrc-2.0 (bao gồm cả dấu chấm trước tên của file) bên trong thư mục home:/home/your_user_name. Font DS-Digital có thể tải về tại đây. Sau khi tải về máy, giải nén và cài đặt vào hệ thống để sử dụng. Xem thêm tại mục “Cài đặt các Font bổ sung”. Các tập tin bắt đầu bằng dấu chấm (.) đại diện cho cho một tập tin ẩn và được nhìn thấy bởi phím Ctrl-H trong trình duyệt tập tin Nautilus (*). Di chuyển nút điều khiển cửa sổ sang bên phảiNếu hệ thống Ubuntu của bạn được thiết lập các nút Minimize, Maximize, và Close ở bên trái của cửa sổ và bạn muốn thay đổi chúng sang bên phải, chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Mở một cửa sổ ở phía trung tâmKhi chạy một ứng dụng không phải chế độ maximized, Ubuntu luôn đặt nó ở góc trên cùng bên trái của desktop theo mặc định, nhưng bạn có thể thiết lập một cửa sổ được mở ở ngay trung tâm màn hình như sau:
Một cách lý tưởng nhất, là người quản lý cửa sổ trong Ubuntu nên khôi phục lại vị trí cuối cùng của cửa sổ ứng dụng, nhưng nó không thực hiện điều đó trừ khi một ứng dụng ghi nhớ vị trí cửa sổ riêng của nó. Cuộn một cửa sổ lên và xuốngKhi bạn kích đúp vào thanh tiêu đề của một cửa sổ, theo thiết lập mặc định sẽ phóng to cửa sổ đó ở mức cực đại. Kể từ khi có một nút để chúng ta sử dụng cho chức năng này, người dùng có thể thay đổi thiết lập để cuộn cửa sổ khi kích đúp vào thanh tiêu đề của nó.
Bây giờ bạn có thể cuộn một cửa sổ khi kích đúp vào thanh tiêu đề, và cuộn nó xuống khi kích đúp lại. Tùy chỉnh ThemeCác Theme trong Ubuntu có thể được tùy chỉnh để phù hợp với các ứng dụng hoặc nhu cầu của người dùng. Khi thử với theme New Wave và các menu (File, Edit, View…) hầu như không thể nhìn thấy trên nền tối của OpenOffice, nhưng khi tùy chỉnh New Wave với điều khiển Ambiance đã giải quyết được vấn đề. Sau đây là những bước đơn giản để tùy chỉnh một chủ đề, ví dụ như cho phép New Wave kết hợp với điều khiển Ambiance.
Thiết lập hiệu ứng Aero GlassTrong Ubuntu bạn có thể thiết lập hiệu ứng tương tự như Aero Glass cho đường viền cửa sổ với alpha trong suốt như có sẵn trong Windows 7.
Nếu hiệu ứng aero glass không làm việc, kiểm tra lại xem bạn đã cập nhật driver hiển thị hay chưa. Vào System> Administration > Additional Drivers, kích hoạt trình điều khiển đồ họa được khuyến cáo và khởi động lại hệ thống. Kích hoạt Aero Snap (chỉ dành cho Ubuntu 10.10 & 10.04)Trong Windows 7, bạn có thể kích và kéo một cửa sổ sang bên trái hoặc phải vùng biên của deskatop, nó sẽ được phóng to ở mức một nửa màn hình, hoặc snap một cửa sổ lên vùng biên trên cùng desktop để phóng to nó ở mức toàn màn hình. Trong Ubuntu 11.04 bạn cũng có thể làm tương tự, nhưng trong Ubuntu 10.10 hoặc 10.04 chúng ta muốn được như vậy cần tinh chỉnh lại một chút như sau:
Ẩn biểu tượng các ổ đĩa trên DesktopUbuntu bổ sung các biểu tượng trên desktop cho mọi ổ đĩa di động mà bạn gắn thêm và hệ thống của mình. Các biểu tượng này có thể được ẩn đi nếu người dùng không thích, sau đây là các bước cơ bản:
Các biểu tượng ổ đĩa sau đó sẽ biến mất khỏi desktop. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể truy cập các ổ đĩa từ "Places". Thay đổi các Wallpapers một cách tự độngBạn có thể kích chuột phải vào desktop, chọn "Change Desktop Background"và lựa chọn bất kỳ một trong các hình nền được cài đặt sẵn, nhưng khá bất tiện mỗi khi cần thay đổi chúng ta lại phải thực hiện thao tác này từ đầu. Nếu muốn các hình nền tự động thay đổi theo một khoảng thời gian nhất định (gần giống như bộ wallpaper trong Windows 7), hãy thử với Wally.
Sau đó hình nền trên desktop của bạn sẽ tự động thay đổi theo những thiết lập cơ bản khi đăng nhập hệ thống (hoặc kích chuột phải vào biểu tượng Wally trên Panel vào chọn “play”). Nếu bạn muốn có phiên bản mới nhất của Wally với tùy chọn vô hiệu hóa màn hình và tự động thoát, có thể vàotrang chủ của nó và tải về. Sau đó kích chuột phải vào tập tin .deb và chọn "Open with Ubuntu Software Center" để cài đặt, và có thể thực hiện như bước 2 ở trên. Thêm hoặc thay đổi các phím tắtCác phím tắt được cài sẵn trong hệ thống, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thêm mới hoặc thay đổi chúng một cách dễ dàng. Chẳng hạn để thay đổi phím Ctrl+Alt+T (chạy một Terminal) thành Win+R (nhấn phím R trong khi giữ phím Windows, cũng được biết đến như Super key), bạn làm như sau:
Để vô hiệu hóa một shortcut, nhấn phím Backspace khi nó hiển thị "New shortcut..." sau khi thực hiện bước 3ở trên. Các phím tắt bắt đầu với XF86, tham khảo một số phím đặc biệt có sẵn trên bàn phím đa phương tiện. Các phím tắt có thể thay đổi bằng cách thay đổi giá trị keybinding với Configuration Editor. Nhấn Alt+F2 và nhập vào gconf-editor, điều hướng tới apps > gnome_settings_daemon > keybindings, hoặc apps > metacity> global_keybindings và window_keybindings. Kết thúc các chương trình không phản hồiXkill là một phần của các tiện ích X11 được cài đặt sẵn trong Ubuntu và một công cụ cho việc chấm dứt các X client trục trặc hay các chương trình không đáp ứng. Bạn có thể dễ dàng thêm một phím tắt để khởi chạy xkill với các bước sau:
Xkill đã sẵn sàng cho việc sử dụng. Nhấn phím kết hợp trên để bật con trỏ chuột tới một X-sign, di chuyển X-sign và thả nó vào một giao diện chương trình để kết thúc các chương trình không thể đáp ứng hoặc hủy bỏ X-sign bằng cách nhấn chuột phải. Re-start hệ thống mà không cần khởi động lại máyNếu bạn nhấn phím Ctrl+Alt+Delete, Ubuntu sẽ hiển thị một menu gồm shutdown, restart, hoặc suspend hệ thống. Tuy nhiên vì lý do nào đó mà hệ thống của bạn bị đóng băng, con trỏ chuột không thể di chuyển, và tất nhiên là giải pháp nhấn Ctrl+Alt+Delete không thể làm việc. Hãy nhớ rằng có một tổ hợp phím Alt+PrintScreen+K có thể giúp bạn quay trở lại màn hình đăng nhập ngay lập tức mà không cần khởi động lại hệ thống. Đó thực sự là một cách hữu hiệu để tiết kiệm thời gian. Để thay thế, bạn cũng có thể sử dụng phím Ctrl+Alt+Backspace để làm điều này sau khi đã kích hoạt phím tắt theo bước sau:
Thiết lập kiểu xem mặc định trong File ManagerWindows Explorer cho phép các user thiết lập một cái nhìn mặc định cho toàn bộ thư mục. Cũng tương tự như vậy, trình duyệt file Nautilus của Ubuntu cho phép người dùng thiết lập điều này:
Còn nhiều thiết lập khác nhau, chẳng hạn như kích chuột đơn hay kích đúp để mở các mục, các icon caption, danh sách các cột, xem trước các file và xử lý các media có thể được thực hiện tốt trong cùng cửa sổ. Tạo một quản lý tập tin nâng caoTrong hệ thống tập tin của Ubuntu, bạn có thể sử dụng trình quản lý file Nautilus để duyệt các tập tin nhưng chỉ có thể ghi các tập tin trong thư mục home /home/your_name và những thư mục con (sub-folder) như Desktophay Documents. Người dùng không thể đổi tên một thư mục hoặc ghi các tập tin ngoài thư mục home bằng cách sử dụng file manager. Tuy nhiên hướng dẫn sau sẽ giúp bạn tạo một trình quản lý file nâng cao để thực hiện điều này.
Bây giờ bạn có thể vào Applications (hoặc Main Menu) > Accessories để thấy Advanced Nautilus đã sẵn sàng cho việc sử dụng. Nhưng hãy cẩn thận vì bạn có thể sử dụng nó để xóa hoặc thay đổi bất kỳ tập tin trên hệ thống của mình. Thiết lập Output cho âm thanhKhi lần đầu tiên cài đặt Ubuntu vào PC với một thiết bị âm thanh được tích hợp, và thử chạy tập tin media trên một trình player bạn sẽ nhận ra rằng không có âm thanh nào được phát ra. Để nghe được bạn cần thiết lập trongSound Preferences qua vài bước cơ bản sau:
Các mục có sẵn trong các trình đơn thả xuống có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết bị phần cứng được phát hiện bởi hệ thống, bạn có thể muốn thử với các mục khác trong menu để xem nó có hoạt động với thiết bị của mình. Đó cũng là một cách kiểm tra sự cố âm thanh trong tài liệu hướng dẫn của Ubuntu. Chạy các tập tin media trong một định dạng độc quyền trên thiết bị chơi nhạc cũng có thể không có âm thanh nếu người dùng không cài đặt các codec cần thiết. Trong trường hợp này bạn có thể tham khảo chuyên mục “Kích hoạt Media Playback” mà chúng tôi trình bày bên dưới. Vô hiệu hóa hoặc thay đổi âm thanh đăng nhậpĐối với người dùng Windows có thể dễ dàng vô hiệu hóa toàn bộ âm thanh trong hệ thống khi đăng nhập hay thao tác trên máy hoặc thay đổi chúng bằng những bản nhạc ưa thích. Trong Ubuntu cũng vậy, mỗi khi đăng nhập sẽ có âm thanh vang lên, nếu không muốn bạn có thể vô hiệu hóa nó dễ dàng, hoặc thay đổi theo ý thích. Để vô hiệu hóa âm thanh đăng nhập:
Để thay đổi âm thanh, hãy đánh dấu vào "GNOME Login Sound" nếu chưa có, sau đó thực hiện các bước sau:
Cài đặt bổ sung các FontBạn thích các font Windows TrueType làm cài đặt mặc định của Ubuntu? Gói mscorefonts có chứa hầu hết các font của Microsoft có thể được cài đặt và cấu hình dễ dàng trong Ubuntu bằng các bước sau:
Vậy làm thế nào để cài đặt nhiều hơn các font TrueType? Với các tập tin font chữ, bạn có thể thêm thủ công chúng vào hệ thống của mình theo các bước dưới đây:
Bên cạnh đó, bạn có thể chạy một ứng dụng như Font-Manager để xem, cài đặt, và gỡ bỏ các font. Nếu bạn thích font Tahoma nhưng không được bao gồm trong gói mscorefonts, bạn có thể copy hai tập tintahoma.ttf và tahomabd.ttf từ /Windows/Fonts và cài đặt chúng. Kích hoạt Media PlaybackUbuntu chỉ bao gồm phần mềm hoàn toàn miễn phí bởi mặc định và không cấu hình các media định dạng độc quyền như mp3 hay mp4. Tuy nhiên chỉ cần có các codec chuyên dụng để cài đặt cho trình chơi nhạc mặc định để phát lại các file này.
Bạn có thể làm tương tự cho cách media bị hạn chế về định dạng như mp4. Cài đặt ScreenletsScreenlets là một ứng dụng nhỏ dùng để thay thế một số ứng dụng như sticky notes, clocks, calendars trên máy để bàn. Bạn có thể khởi chạy một screenlet được cài đặt sẵn từ Screenlet Manager, hoặc cài mới vào Manager để chạy nó. Sau đây là các bước cài đặt và chạy một screenlet, ví dụ: WaterMark System Information. Cài đặt Screenlets Manager nếu chưa có:
Nhiều screenlets có sẵn cho việc cài đặt bạn có thể tham khảo tại đây. Cài đặt các gói Sun JavaUbuntu có thể sử dụng OpenJDK theo mặc định, nhưng lưu ý rằng một số dịch vụ web như ezyZip.com có thể cần Sun Java Runtime Environment (JRE) để cài đặt trong hệ thống cho việc chạy các dịch vụ đúng cách. Nếu bạn muốn có các gói Sun Java độc quyền cho hệ thống của mình, bạn có thể tải về và cài đặt chúng từ Canonical Partner Repository theo hướng dẫn sau:
Thêm nhiều phần mềm hữu íchUbuntu Software Center cho phép bạn tìm kiếm và nhận được nhiều phần mềm miễn phí. Nếu ứng dụng bạn cần không được bao gồm trong Center, bạn có thể vào System > Administration > Synaptic Package Manager, nhập tên ứng dụng để tìm kiếm và cài đặt một gói phần mềm từ kho lưu trữ. Ngoài ra bạn còn có thể nhận được ứng dụng phần mềm miễn phí mới nhất bằng cách kích vào nút Install this now từ GetDeb Repository sau khi gói getdeb được cài đặt với các hướng dẫn được đưa ra. Tự động Mount các ổ đĩa khi hệ thống khởi độngUbuntu có khả năng đọc và ghi các tập tin lưu trữ trên cửa sổ các phân vùng được định dạng. Nhưng phân vùng cần được “Mount” trước khi chúng có thể được truy cập mỗi thời điểm bạn khởi động hệ thống. Với các bước sau, bạn có thể tự động mount ổ đĩa hoặc phân vùng mà không cần mount bằng tay để truy cập. Cài đặt Storage Device Manager nếu chưa có:
Trong trường hợp bạn muốn bỏ chức năng auto-mount của một ổ đĩa hoặc phân vùng nhất định, bạn có thể sử dụng Storage Device Manager để thực hiện lại thiết lập. Nếu bạn cần xác định các phân vùng đĩa theo nhãn, chỉ cần paste ls /dev/disk/by-label –g vào Terminal, hoặc để xem kích cỡ phân vùng và hệ thống tập tin, nhập vào sudo fdisk -l. Disk Utility được đề cập trong "Name or Label a Partition" cũng cung cấp cho bạn một cái nhìn về số lượng thiết bị, kiểu phân vùng, kích cỡ và các nhãn (label). Mount thủ công một thiết bị USBMột thiết bị lưu trữ USB khi được cắm vào hệ thống thường sẽ tự động được mount, nếu vì lý do nào đó quá trình này không thể thực hiện, bạn vẫn có thể mount theo cách thủ công sau:
Để bỏ mount nó, chỉ cần nhập sudo umount /media/usb vào trong Terminal. Đặt tên hoặc nhãn một PartitionTrình quản lý tập tin Nautilus hiển thị thư mục root File System cho phân vùng hệ thống Ubuntu của bạn. Nếu bạn có các phân vùng khác (hoặc các volume), nó sẽ được hiển thị ở dạng xx GB Filesystem nếu không có tên hoặc nhãn. Sử dụng Disk Utility là một trong những cách hiệu quả để đặt tên cho một phân vùng dễ dàng:
Quản lý tập tin bây giờ sẽ hiển thị nhãn partition, chẳng hạn Data-Disk, thay vì xx GB Filesystem. Nếu tùy chọn "Edit Filesystem Label" không hiển thị, hãy kích "Unmount Volume" trước đó. Trong trường hợp bạn không thể unmount một volume, hãy thử dùng Storage Device Manager để unmount nó. Trên đây là mẹo để đặt tên cho phân vùng bằng cách sử dụng Disk Utility, sử dụng các tính năng nâng cao khác như format, edit hoặc delete phân vùng cần thận trọng vì nó có thể xóa dữ liệu trên đĩa của bạn. Tự động chạy một ứng dụngTrong Windows, người dùng có thể đặt các shortcut của chương trình/ứng dụng vào thư mục startup để chạy chúng tự động mỗi khi khởi động vào hệ thống. Tương tự như vậy, trong Ubuntu bạn có thể làm điều này bằng cách sau:
Các chương trình trên sau đó sẽ được liệt kê trong phần startup. Bạn có thể kiểm tra xem chương trình có được chạy tự động bằng cách đăng nhập lại hệ thống. Đồng bộ hóa thời gian hệ thống và ngày thángUbuntu cho phép bạn thiết lập thủ công hệ thống thời gian và ngày tháng của mình, nhưng bạn có thể kích hoạt sự hỗ trợ của Network Time Protocol (NTP) trong hệ thống để tự động đồng bộ hóa chúng với máy chủ về thời gian trên internet như sau:
Khi bạn khởi động hệ thống với kết nối Internet, đồng hồ hệ thống sẽ được đồng bộ hóa với máy chủ thời gian trên Internet. Thay đổi các tùy chọn khởi động mặc địnhSau khi cài đặt đầy đủ, Ubuntu được thiết lập là hệ điều hành khởi động mặc định nếu không có phím nào được nhấn trong vòng vài giây trên hệ thống đa khởi động. Bạn có thể muốn thiết lập cho hệ điều hành ưa thích khác của mình làm mặc định. Đây là các bước thực hiện dễ dàng với StartUp-Manager.
Với StartUp-Manager, bạn cũng có thể làm những việc khác như quản lý các theme Usplash, điều chỉnh độ phân giải menu bộ nạp khởi động hoặc thiết lập thời gian chờ trong vài giây. Tránh thay đổi thời gian chờ là 0giây nếu bạn cần lựa chọn một hệ thống nào đó để khởi động từ menu multi-boot. Loại bỏ nhân Linux cũ, làm sạch menu khởi độngMỗi lần cập nhật Ubuntu lên một nhân Linux mới, các cái cũ sẽ bị bỏ lại phía sau khiến menu khởi động kéo dài hơn. Nếu nhân Linux mới của bạn hoạt động tốt, an toàn thì có thể nghĩ tới việc loại bỏ những nhân cũ và làm sạch menu boot. Hãy thực hiện thật chính xác các bước dưới đây, vì nếu nhầm lẫn hệ thống của bạn có thể không khởi động được nữa.
Grub Customizer cũng có thể được thử dùng để ẩn các mục từ menu khởi động. Chỉ cần cài đặt chương trình bằng cách nhập vào các lệnh dưới đây trong Terminal, sau đó chạy chương trình, bỏ chọn các mục bạn muốn ẩn và kích 'Save'. sudo add-apt-repository ppa:danielrichter2007/grub-customizersudo apt-get updatesudo apt-get install grub-customizer Tự động Shutdown hệ thốngMột lệnh đơn giản có thể nhập vào Terminal để ấn định thời gian shutdown máy tính của bạn.
Hệ thống sẽ được tắt sau khoảng thời gian được chỉ định. Để hủy bỏ lệnh này chỉ cần nhập sudo shutdown -c trong Terminal. Ngoài ra, bạn có thể muốn tải về và cài đặt Gshutdown, một chương trình GUI (giao diện đồ họa) cho phép lập kế hoạch cho thời gian shutdown hệ thống. Lưu ýCompizConfig Settings Manager (ccsm), nếu chưa được thêm vào, bạn có thể cài đặt như sau:
|
Đ.Hải (nguồn Techsupportalert) |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Xem tiếp bình luận này trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=55&t=9452&p=96386#p96386
1- Cài bằng scripts "canonLBP_install.sh" rất dễ dàng, nhanh chóng
2- Sau khi cài "LBP2900" thì Ubuntu và Mint vẫn tự tạo ra thêm một máy in tên là "LBP2900-2"
3- Chỉ cần "Disabled" cái máy in "LBP2900-2" đi là được, không cần dùng lệnh rắc rối như "Bước 9" trong bài viết phía trên của tôi
4- Nhưng trong quá trình sử dụng máy in vẫn nên đặt lệnh tắt cho lệnh:
captstatusui -P LBP2900
5 - Và lệnh tắt cho chuỗi lệnh:
sudo /etc/init.d/ccpd restart && sudo /etc/init.d/cups restart
Xem tiếp bình luận này trên Ubuntu-VN: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=55&t=9452&p=96386#p96386
Khi tự cài máy in, hoặc cài bằng script của tác giả Radu (Chi tiết tham khảo tại: http://radu.cotescu.com/2010/03/20/how-to-install-canon-lbp-printers-in-ubuntu), mà anh zxc232 đã giới thiệu tại http://wp.me/p2VXH-Dd, có thể bạn sẽ gặp lỗi như sau:
"error while loading shared libraries: libcups.so.2: cannot open shared object file: No such file or directory"
Khi đó, chỉ cần cài thêm (hoặc cài lại) gói "ubuntu-restricted-extra" là ổn